Gợi ý: Những điều cha mẹ cần biết để TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ

Gợi ý: Những điều cha mẹ cần biết để TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ

23/05/2020
Gợi ý: Những điều cha mẹ cần biết  để TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ

Sức đề kháng cho trẻ luôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các bà mẹ. Mỗi năm, một em bé có thể bị ốm từ 3 – 12 lần, đó là do sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của trẻ chưa đủ tốt để có thể kháng lại các virus gây bệnh. Đặc biệt trong mùa hè, khi thời tiết nắng nóng và thay đổi thất thường, sức đề kháng của trẻ càng phải hoạt động mạnh mẽ hơn. Trong bài viết này, ACE FOODS sẽ chia sẻ với các mẹ một số mẹo hữu ích giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

SỨC ĐỀ KHÁNG LÀ GÌ? HỆ MIỄN DỊCH LÀ GÌ?

Sức đề kháng được hiểu đơn giản là khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn gây hại, … Khi cơ thể có sức đề kháng tốt, các tác nhân có hại từ môi trường sẽ khó có thể xâm nhập được vào cơ thể, hoặc nếu xâm nhập vào cơ thể, sẽ bị hệ thống miễn dịch loại bỏ, tiêu diệt.

Với trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện dẫn tới khả năng đề kháng kém. Thể trạng của mỗi trẻ lại khác nhau nên có thể trong cùng một điều kiện môi trường, dinh dưỡng như nhau, nhưng cơ thể mỗi trẻ lại có những phản ứng khác nhau khi chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. Những trẻ có sức đề kháng kém sẽ dễ bị ốm vặt, dễ nhiễm các bệnh về hô hấp. Ngược lại những trẻ có sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ ít bị tác động bởi các tác nhân xấu từ môi trường.

TRẺ SẼ DỄ MẮC NHỮNG BỆNH GÌ KHI SỨC ĐỀ KHÁNG KÉM? 

Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ biến động đột ngột, đặc biệt là trong mùa hè, các loại vi khuẩn, virus gây hại có điều kiện tốt để sinh sôi. Chính trong giai đoạn này, trẻ sẽ dễ mắc nhiều bệnh lý do hệ thống miễn dịch chưa đủ khả năng để đối phó với những thay đổi từ bên ngoài, có thể kể đến một số bệnh như sau:

  • Các bệnh truyền nhiễm: chân tay miệng, sởi, thuỷ đậu, …
  • Các bệnh về đường hô hấp: viêm họng, viêm mũi, cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, … và gần đây nhất là dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19). Mặc dù đến nay, Việt Nam đã tạm khống chế được COVID-19, nhưng vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ virus nguy hiểm này. Do vậy, các mẹ vẫn nên cẩn trọng, nên đeo khẩu trang cho trẻ khi tới những nơi đông người, rửa tay thường xuyên, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng, bảo vệ trẻ từ bên trong.

Những bệnh dễ mắc khi sức để kháng trẻ kém

 Những bệnh dễ mắc khi sức để kháng trẻ kém

LÀM GÌ ĐỂ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ?

Tăng sức đề kháng cho trẻ là một quá trình đòi hỏi cha mẹ phải thật kiên trì, đồng thời, cần kết hợp giữa

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

  • Uống đủ nước:

Như chúng ta đã biết: “70% cơ thể là nước”, nước nằm trong hầu hết các tế bào của cơ thể. Đồng thời nước còn có chức năng đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết. Đối với trẻ nhỏ, nước cũng chính là một “phương thuốc” giúp tăng sức đề kháng. Một lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, củng cố hệ miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt vào mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi, trẻ nhỏ lại vận động nhiều nên rất dễ mất nước. Nếu không tập cho trẻ có thói quen uống nước đủ, cơ thể trẻ rất dễ bị suy kiệt, ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.

Ở mỗi độ tuổi và cân nặng, trẻ sẽ cần được cung cấp lượng nước tương ứng. Hãy cùng tham khảo bảng phân tích dưới đây để biết con của bạn đang cần uống nước như thế nào nhé!

 Lượng nước uống trung bình mỗi ngày

 Lượng nước uống trung bình mỗi ngày


Trên đây là gợi ý của American Dietary Recommendation về lượng nước trung bình cho trẻ theo độ tuổi và cân nặng. Lượng nước này bao gồm cả lượng sữa trẻ uống mỗi ngày.

Ví dụ, nếu trẻ ở độ tuổi 4 đến 8 tuổi, trẻ cần được cung cấp 1.700ml mỗi ngày. Lượng nước này có thể từ nước uống, sữa hay nước trái cây. Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống những loại nước được khuyến cáo không dành cho trẻ em như: đồ uống có cồn, nước tăng lực, …

  •  Bổ sung các loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ

 Bên cạnh nước uống, các loại thực phẩm phù hợp sẽ góp phần tăng sức đề kháng cho trẻ. Cha mẹ hãy cùng tham khảo những gợi ý dưới đây và bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ mỗi ngày để xây dựng cho trẻ hệ thống miễn dịch vững chắc:

Các loại rau xanh và trái cây: là nhóm thực phẩm hàng đầu giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Bởi trong rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin A, C, E và các khoáng chất như kẽm, sắt, và các chất chống oxy hoá. Bên cạnh đó, chất xơ có trong nhóm thực phẩm này còn giúp cho hệ tiêu hoá, chống táo bón.

: Omega-3 và DHA trong cá là nguồn dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của não và mắt, giúp cải thiện thị lực, tăng cường tế bào não và hệ thần kinh. Ngoài ra, cá còn chứa nhiều chất có lợi cho hệ miễn dịch, giúp trẻ ngăn ngừa nguy cơ nhiễm các bệnh về hen suyễn, hô hấp.

Các thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, gan động vật, tôm cua, …: kẽm không chỉ giúp củng cố hệ thần kinh, mà còn tăng khả năng miễn dịch, giúp trẻ chống các bệnh nhiễm khuẩn từ các loại virus, vi khuẩn có hại.

Sữa: ngoài cung cấp canxi giúp chắc khoẻ xương, sữa còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ miễn dịch, đặc biệt là sữa mẹ. Đối với trẻ mới sinh trong 6 tháng đầu, mẹ nên cho bé bú đủ sữa mẹ vì sữa mẹ chính là nguồn dưỡng nhất tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn này.

Sữa chua: rất tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ, các lợi khuẩn có trong sữa chua còn kích thích hệ miễn dịch, giúp tăng đề kháng. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn sữa chua không đường hoặc ít đường, vì đường sẽ làm giảm khả năng đề kháng của trẻ.

Bổ sung các loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ hàng ngày

Bổ sung các loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ hàng ngày

Với những nhóm thực phẩm bổ dưỡng trên, cha mẹ có thể làm phong phú thực đơn mỗi ngày, vừa giúp trẻ có cảm giác ngon miệng, vừa cung cấp đa dạng dưỡng chất cho trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ ăn một cách khoa học, ăn đúng giờ và đều đặn.

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Hẳn các mẹ đều biết, trẻ lớn lên từ giấc ngủ. Một giấc ngủ sâu và đủ sẽ rất có lợi cho sự phát triển của trẻ. Qua mỗi giấc ngủ, trẻ được tăng cường sức đề kháng, trí tuệ, chiều cao, đồng thời còn giúp tinh thần trẻ thoải mái, tâm lý ổn định.

Theo Học viện Y học về Giấc ngủ Hoa kỳ (American Academy of Sleep Medicine),  cha mẹ nên cho trẻ ngủ đủ từ 8 – 11 tiếng mỗi ngày tuỳ từng độ tuổi.

Tổng thời gian ngủ cần thiết trong ngày

 Tổng thời gian ngủ cần thiết trong ngày


Từ 4 – 12 tháng: ngủ từ 12 – 16 giờ/ngày (bao gồm ngủ trưa)

Từ1 – 2 tuổi: ngủ từ 11 – 14 giờ/ngày (bao gồm ngủ trưa)

Từ3 – 5 tuổi: ngủ từ 10 – 13 giờ/ngày (bao gồm ngủ trưa)

Từ6 – 12 tuổi: ngủ từ 9 – 12 giờ/ngày

Từ13 – 18 tuổi: ngủ từ 8 – 10 giờ/ngày

Từ 18 tuổi trở lên: từ 7 giờ/ngày trở lên

Cùng con tập thể dục mỗi ngày

Cha mẹ hãy tập cho con có thói quen tập thể dục thường xuyên và đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục giúp cho quá trình trao đổi chất, thải độc hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó, giúp cho hệ miễn dịch của trẻ được cải thiện, tăng cường sức đề kháng.

Dạy trẻ cách giữ vệ sinh cá nhân

Cha mẹ thường xuyên nhắc nhở và hướng dẫn bé tự giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi học, đi chơi ở ngoài về. Đồng thời, cha mẹ nhắc bé không dùng tay đưa lên mắt, mũi, miệng, vì tay chính là nơi tiếp xúc với nhiều đồ vật, dễ gây lây nhiễm các vi khuẩn có hại cho bé.

Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch cho trẻ                                          

Trong những năm đầu phát triển của trẻ, tiêm vắc xin phòng bệnh là một trong những biện pháp phòng, tránh hiệu quả những nguy cơ gây bệnh. Do vậy, cha mẹ cần đảm bảo thực hiện đúng lịch tiêm phòng cho bé, để xây dựng cho bé một hệ thống miễn dịch vững chắc.



Bên cạnh việc tập cho trẻ có những thói quen tự chăm sóc sức khoẻ, chế độ ăn uống khoa học, chính cha mẹ cũng cần phải nghiêm túc thực hiện lối sống lành mạnh. Khi cha mẹ dành thời gian để vui chơi, tập luyện cùng trẻ, trẻ không chỉ có được một thể chất tốt mà còn có một tinh thần thoải mái, hạnh phúc. Đó chính là căng nguyên để trẻ có được một nền tảng sức khoẻ vững chắc và ổn định. Vì thế, dù công việc có bận đến mấy, hãy dành thời gian để ở bên gia đình bạn nhé!

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết bình luận của bạn:
Messenger Zalo